ĐIỆN TỬ - ĐIỆN LẠNH

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của rơ le thời gian Time ( đồng Hồ)

Nhiều bạn thắc mắc đồng hồ hay rơ le thời gian trong tủ lạnh có cấu tạo và chức năng nhiệm vụ ra sao . Để giải quyết hết các thắc mắc cho mọi người.

+ Hôm nay Dien lanh Vip-viet làm bài viết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đồng hồ trong tủ lạnh . Mong sự chia sẻ của chúng tôi sẽ góp ích được các ban phần nào trong công việc sửa tủ lạnh .

Cung cap dong ho chinh hang tu lanh

Tác dụng của đồng hồ thời gian trong tủ lạnh .

Timer có chức năng ngắt điện vào máy nén và cấp điện cho hệ thống điện trở xả đá để tẩy tuyết dàn lạnh. Tùy theo cấu tạo của timer, thời gian xả đá có thể 6h, 8h, 12h, 24h (thông thường ở Việt Nam lạnh lạnh dùng timer 8h).

+ Thời gian xả đá từ từ 18 – 30 phút. Đồng hồ thời gian hay còn được gọi là rơ le thời gian nó thực sự rất quan trọng trong sự hoạt động của một chiếc tủ lạnh không bám tuyết được các chuyên gia cài đặt để thay đổi chế độ cho chúng .

Cấu tạo của đồng hồ time :

Gồm một động cơ điện xoay chiều một pha M có vòng ngắn mạch có điện áp làm việc như của động cơ máy nén. Trục động cơ qua một bánh răng giảm tốc truyền động cho một bánh cam có tốc độ một vòng trong 24 giờ. Tùy theo sự sắp xếp các vấu trên bánh cam ta có sự đóng ngắt tiếp điểm theo những chu kỳ thời gian nhất định.

nguyen ly hoat dong dong ho thoi gian cua tu lanh

Nguyên lý hoạt động :

+ Khi cấp điện cho tủ lạnh, tiếp điểm 1 – 4 của timer đóng, động cơ M có điện trở lớn có đủ điện áp làm việc sẽ quay. Sau một thời gian chu kỳ đến thời gian phá băng, trục cam tác động động tiếp điểm 1 – 4 của timer mở ra.

+ Tiếp điểm 1 – 2 đóng khi đó có dòng điện đi qua rơ le -7, cầu chì 70 và qua dây điện trở, dây điện trở phát nhiệt làm nóng dàn bay hơi thực hiện quá trình xả đá.

+ Khi nhiệt độ dàn bay hơi lớn hơn -7oC, rơle -7 sẽ mở tiếp điểm ngừng cấp điện cho điện trở xả đá, khi đó động cơ timer có điện trở lại tiếp tục quay, sau một thời gian khoảng 15 phút tiếp điểm 1-2 của timer mở ra, 1- 4 đóng lại cấp điện cho máy nén tiếp tục quá trình làm lạnh.

Xác định rơ le thời gian còn sống hay đã ra đi .

+ Chân 1 và 3 là chân cuộn dây. Để đồng hồ thang đo điện trở và đo giữa chân 1 & 3. Giá trị điện trở thông thường khoảng 10K.

+ Từ từ xoay trục của timer cho đến khi nghe tiếng “klick” đơn (tiếng thứ nhất) và đo điên trở giữa chân 3 & 2 (là tiếp điểm cấp nguồn cho hệ thống điện trở xả đá). Điện trở khoảng vài ohm

+ Tiếp tục xoay nhẹ trục cho đến khi nghe tiếng “click” thứ 2 và đo điên trở giữa chân 3 & 4 (là tiếp điểm cấp nguồn cho máy nén). Điện trở khoảng vài ohm .

SỬA TỦ LẠNH AZ

  • Đ/C : 126/34 Đường Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội
  • Đ/T : 0971 78 1958
  • Web : https://suatulanhaz.com

Dịch vụ liên quan

Có thể bạn quan tâm

Close
Hotline: 0984147246
Close